A1K42 Phan Đăng Lưu-Nghệ An
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

A1K42 Phan Đăng Lưu-Nghệ An

Yêu cầu các Member sử dụng Tiếng Việt khi Post bài
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969)

Go down 
Tác giảThông điệp
Rainbow
Admin
Rainbow


Nam Tổng số bài gửi : 435
Age : 36
Đến từ : 12A1
Registration date : 20/04/2008

Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Empty
Bài gửiTiêu đề: Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969)   Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Icon_minitimeMon May 19, 2008 9:33 pm

Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969)


Tiếp
sau trào lưu psychedelic huyền ảo và những concept album mang tính thử
nghiệm của năm 1967, năm 1968 và 1969 chứng kiến sự ra đời của ba con
khủng long hard rock là Led Zeppelin, Deep Purple(1968) và Black
Sabbath (1969). Nhạc rock bắt đầu phát huy hết sực mạnh của nó. Năm
1968-1969 cũng là năm để những rocker non choẹt chứng tỏ với thế giới
rằng mình không chỉ có tham vọng lớn mà tài năng cũng không nhỏ qua
việc kết hợp rock với opera và hơn tất cả là xây dựng thành công
Woodstock, đại nhạc hội rock lớn nhất và nổi tiếng nhất trong lịch sử.

Hard rock và những hành động quá khích

Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Phattrien3a_blacksabbath
Black Sabbath


Năm 1968, nước Mỹ bắt đầu nhận thức được một sự thật phũ phàng của cuộc
chiến tranh Viêt Nam: dù có trút bao nhiêu tiền bạc và mạng người vào
đó thì chính phủ Mỹ cũng không thể làm gì được. Thất bại là điều quá
hiển nhiên. Những lời tuyên truyền của thổng thống Mỹ không còn làm ảnh
hưởng được thanh niên nữa. Chính những cựu chíến binh lê tấm thân tàn
tạ và tinh thần khủng hoảng cùng những câu chuyện khủng khiếp của họ ở
chiến trường Việt Nam đã thúc đẩy phong trào phản chiến lên cao hơn
nữa. Hard rock vì thế bắt đầu có chỗ đứng vì nó là tiếng thét phản đối
của thanh niên đồng thời cũng thể hiện rõ sự mất phương hướng và lòng
tin của thanh niên và xã hội.


Tuy nhiên, cả ba tượng đài của hard rock là Led Zeppelin, Deep Purple
và Black Sabbath đều xuất thân từ nước Anh chứ không phải Mỹ. Nhạc của
họ là sự kết hợp giữa sự huyền hoặc liêu trai của psychedelic với nhịp
trống và tiếng guitar "giết người" cùng với giọng hát như thét của các
ca sĩ. Phong cách của họ cũng không còn đứng một chỗ mà đàn hát như
trước mà trở nên rất kích động. Mỗi ban nhạc có một phong cách và thế
mạnh riêng. Led Zeppelin lúc đầu dựa vào blues và folk với tiếng guitar
rất "cách mạng" của Jimmy Page để chuyển tải nội dung cổ tích. Deep
Purple có thế mạnh là sự kết hợp giữa guitar và keyboard làm cho không
gian âm nhạc của nhóm vừa mang tính cổ điển vừa có vẻ cách tân, táo
bạo. Black Sabbath tạo cho mình một nét hoàn toàn riêng biệt. Nhóm
không dựa vào khuôn vàng thước ngọc của blues mà xây dựng nên một cái
nền rất chắc bằng trống và bass để cho những câu riff trầm đục như vọng
lên từ địa ngục của Tony Iommy kể chuyện. Giọng ca của Ozzy Osbourne
không biểu cảm như Ian Gillan của Deep Purple, cũng không mạnh bằng
Robert Plant của Led Zeppelin nhưng lại rất thích hợp khi kết hợp với
tiếng đàn của Tony. Black Sabbath rất khôn khéo trong việc viết những
ca khúc không quá khó về mặt thanh nhạc để Ozzy có thể hát dễ dàng mà
nguòi nghe cũng dễ thuộc nhưng trái lại, ý nghĩa chứa đựng trong ca từ
lại rất thông minh. Các ca khúc ma quái của Black Sabbath cũng giống
như những mẩu chuyện trong "Liêu Trai Chí Dị" của Bồ Tùng Linh về mặt ý
nghĩa - lấy chuyện ma để nói chuyện người.


Sự phát triển nhanh đến mức chóng mặt của hard rock đã dẫn đến điều tất
yếu là những hành động quá khích của ca các ban nhạc và khán giả. Nhiều
buổi diễn trở thành thảm hoạ thật sự:



  • Ngày
    1/3/1969, Jim Morrison của nhóm The Doors xuất hiện trễ tại buổi diễn ở
    Dinner Key Auditorium tại Miami với tình trạng say rượu và ma tuý. Sau
    khi vung chiếc micro làm bị thương một khán giả trong đám đông hỗn
    loạn, Jim bắt đầu chửi bới ỏm tỏi và bất thần "khoe của". Đó cũng là
    buổi diễn cuối cùng của nhóm The Doors với thiên tài điên cuồng Jim
    Morrison vì sau đó anh sang Pháp sống và chết tại Pháp hai năm sau.

  • Ngày
    29/8/1969, tay trống Iggy Pop của nhóm The Stooges trong tour diễn đầu
    tiên với nhóm đã dùng dùi trống vót nhọt và mảnh chai đâm khắp thân thể
    cho chảy máu và trét bơ lên người rồi lăn mình vào đám đông bên dưới.
    Xem như màn đập đàn của The Who hay đốt đàn của Jimi Hendrix cũng phải
    chào thua trước Iggy.

  • Ngày
    6/12/1969, nhóm Rolling Stones đã phạm một sai lầm không thể tha thứ là
    thuê nhóm côn đồ đi xe motor khét tiếng của California là Hell's Angels
    bảo kê cho show diễn miễn phí của mình ở Altamont. Bạo động nổi lên khi
    Mick Jagger hát ca khúc "Sympathize For The Eevils". Một số khán giả
    quá khích đã la ó phản đối và nhóm “Những Thiên Thần của Điện Ngụ”c bắt
    đầu giữ trật tự bằng dùi cui và dây xích. Nhiều khản giả bị đập không
    thương tiếc cho đến khi bất tỉnh. Ngay cả ca sĩ Tony Balin của nhóm
    Jefferson Airplane cũng bị thương nặng khi anh nhảy vào cứu khán giả.
    Giữa lúc hỗn loạn, một thanh niên da den đã chĩa khẩu súng lục vào ngay
    Mick Jagger nhưng bị đội quân Hell's Angels kịp thời giết chết trước
    khi nã đạn. Đó là show diễn biến thành bạo động dẫn đến chết người đầu
    tiên trong lịch sử nhạc rock. Sự kiên này buộc nhóm Rolling Stones phải
    ngừng lăn trong vòng hai năm vì mọi buổi diễn của họ trở nên quá nguy
    hiểm.

Những hoài bão đầy tham vọng của các chàng trai trẻ tuổi


Thật may cho giai đoạn này, nhạc rock không chỉ có kích động và bạo
loạn mà còn có những bước phát triển mang đầy tính tham vọng và sáng
tạo. Đó là sự ra đời của thể loại opera rock và sự kết hợp giữa nhạc
rock và nhạc cổ điển.



  • Sau
    một năm 1967 đầy biến động với thành công của album "Sgt Pepper",
    chuyến du lich Ấn Độ để học tham thiền cũng như sự mất phương hướng sau
    cái chết của ông bầu Brian Epstein, The Beatles trở lại với làng nhạc
    bằng album đôi xuất sắc "The Beatles". Bộ phim hoạt hình "Yellow
    Submarine" của nhóm cũng nhận được nhiều đánh giá tốt. Tuy nhiên công
    ty Apple của nhóm lại bị thiên hạ bòn rút dẫn đến phá sản và kiện tụng
    do quản lí kém và ý tưởng điên rồ.


  • Ngày 29/4/1968, vở nhạc kịch "Hair" được đưa lên sân khấu Broadway với
    nội dung phản chiến của giới hippie. Các ca khúc trong vở nhạc kich này
    đều không phải là opera mà là nhạc rock và psychedelic đánh dấu sự kết
    hợp giữa nhạc rock và sân khấu nhạc. Tác phẩm này tạo tiếng vang lớn và
    vở nhạc kich "Hair" trở thành huyền thoại của rock.


  • Ngày 23/8/1968, ba anh em nhà Gibb của nhóm Bee Gees (anh cả Barry chỉ
    mới 21 tuổi) đã thể hiện thật xuất sắc và chững chạc những sáng tác của
    mình với sự hỗ trợ của dàn hợp tấu 60 người và đội kèn đồng của Không
    Lực hoàng Gia Anh tại Royal Albert Hall. Thành công này đã đưa Bee Gees
    lên vị trí những gương mặt nổi nhất của làng nhạc Anh Quốc.


  • Năm 1969 được nhóm The Who đặt dấu ấn bằng album rock opera bất hủ
    "Tommy". Đây là một concept album với cốt truyện về một cậu bé vừa mù
    vừa câm vừa điếc, con rơi của mối tình vụng trộm giữa vợ một sĩ quan
    quân đội và một người bạn. Cậu bé chứng kiến cảnh cha nuôi bắn chết cha
    ruột của mình vì ghen tuông và trải qua nhiều nổi đau khổ về mặt tinh
    thần. Bù lại cậu bé có tài chơi môn pinball bằng khứu giác và luôn luôn
    thắng cuộc trong những lần tranh tài. Câu chuyện đan xen giữa thực và
    ảo, mang màu sắc huyền bí ,hoang đường vì người nghe cảm nhận thế giới
    bằng trí óc của một đứa trẻ tật nguyền. Lúc đầu album không được chú ý
    lắm nhưng khi nhóm The Who biểu diễn nguyên album trong liên hoan
    Woodstock thì người ta mới bắt đầu ca tụng nó. Cả album được dựng thành
    opera trong năm đó với sự góp mặt của The Who, Tina Turner, Elton
    John...Album ảnh hưởng đến giới trẻ về mặt tâm linh đến mức trong bộ
    phim gần đây về nhạc rock là "Almost Famous", tác giả đã dựng cảnh
    trước khi ra đi người chị đã dặn đứa em nhỏ của mình rằng "Hãy nghe
    Tommy với một ngọn nến, em sẽ tìm được tương lai của mình". "Tommy" đại
    diện cho giới trẻ lúc bấy giờ trước thời cuộc: mất hết phương hướng
    (mù, câm, điếc), mất lòng tin (mẹ ngoại tình, cha giết ngừơi tình của
    mẹ) và sự cám dỗ của ma tuý (nhân vật Acid Queen). Phải chăng nhạc rock
    là thứ duy nhất để cứu rỗi tinh thần ?


  • Một chương trình đầy tham vọng nữa diễn ra ngày 24/9/1969 tại Royal
    Albert Hall khi các rocker trẻ măng của nhóm Deep Purple cùng tham gia
    viết nhạc và diễn tấu với dàn nhạc Royal Philharmonic dưới sự chỉ huy
    của nhạc trưởng Malcom Arnold. Kết quả của chương trình này là album
    "Concerto for Group and Orchestra" lên thẳng hạng nhất và sự ra đời của
    Mk2 huyền thoại. Từ album này Deep Purple mới bắt đầu nổi bật.


  • Tháng 3/1969, John Lennon đã rất khôn ngoan khi lợi dụng danh tiếng và
    tai tiếng của mình để câu báo giới đến giường cưới của anh và Yoko Ono
    ở Montreal - Cadana mà tuyên truyền phản chiến. Các nhà báo ùn ùn đổ xô
    tới vì lúc đó chuyện của John và Yoko cùng với tương lai bấp bênh của
    The Beatles đang là mồi ngon của giới truyền thông. Mọi người nghĩ rằng
    sắp sửa đuợc chứng kiến những trò điên rồ hay ít ra cũng là chuyện tình
    dục của đôi vợ chồng mới cưới. Nhưng mọi người đã chưng hửng khi John
    và Yoko trong những bộ pyjama trắng ngồi trên giường kêu gọi cho hoà
    bình và phản đối chiến tranh Việt Nam.

Trên
tất cả, một nhóm gồm bốn chàng trai trẻ đến từ đất Mỹ đã làm được một
điều phi thường vượt khỏi sự tưởng tượng của mọi người. Họ không phải
là một ban nhạc nổi tiếng như The Beatles, cũng không kết hợp nhạc rock
với nhạc giao hưởng hay chuyển thể nhạc rock thành opera mà họ là bốn
người đã làm nên lịch sử Woodstock, một đại nhạc hội rock huyền thoại.
Về Đầu Trang Go down
https://a1pdl.forumvi.com
Rainbow
Admin
Rainbow


Nam Tổng số bài gửi : 435
Age : 36
Đến từ : 12A1
Registration date : 20/04/2008

Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969)   Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Icon_minitimeMon May 19, 2008 9:33 pm

Woodstock 1969 – “Ngày hội của Âm Nhạc, Tình Yêu và Hoà Bình”

Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Phattrien3b_woodstock

Từ
ngày 15 đến ngày 18 tháng 9 năm 1969, tại trang trại của Max Yargus,
thị trấn Bethel bang New York, hơn 450 000 thanh niên nam nữ hippie từ
khắp nước Mỹ đã đổ về để cùng nhau sống hết mình cho tình yêu, âm nhạc
và kêu gọi phản chiến, ủng hộ hoà binh. Chúng ta đang nói về cái gì
vậy? À, đó là Woodstock, liên hoan âm nhạc nổi tiếng nhất trong lịch sử
nhạc rock.


a/ Từ những ý tưởng điên rồ của những chàng trai trẻ chịu chơi


lẽ ai cũng biết đến Woodstock như một trong những cột mốc bất hủ của
nhạc rock nhưng ít ai biết Woodstock đã ra đời như thế nào. Woodstock
không phải là sản phẩm của giới showbiz chuyên nghiệp hay của một tập
đoàn tài chính nào mà là ý tưởng của bốn chàng trai. Trong số họ, người
lớn tuổi nhất chỉ mới 26 tuổi, lần đầu tiên bắt tay vào làm một chuyện
động trời và dường như bất khả thi vào thời diểm đó. Họ là bốn chàng
trai đến từ những vùng khác nhau của nước Mỹ, xuất thân khác nhau,
trình độ và khả năg tài chính cũng khác nhau nhưng cả bốn đều có một
điểm chung là hoài bão lớn lao và niềm đam mê cháy bỏng.



  • John Roberts,
    người lớn tuổi nhất nhóm (26 tuổi) là người sinh ra với chiếc thìa bạc
    ngậm trong mồm. Bố anh là chủ một hãng thuốc tây và kem đánh răng giàu
    có để lại cho anh số tài sản thừa kế lên đến vài triệu dollars. Tốt
    nghiệp về quản trị loại xuất sắc tại đại học Pennsylvania, John ấp ủ ý
    tưởng về một mối đầu tư lớn mà chưa ai từng thử qua với hi vọng thu
    được cả tiếng lẫn miếng. Của đáng tội, trước khi bắt tay vào dự án
    Woodstock, John hầu như không biết gì về nhạc rock cả. Anh chỉ mới đi
    xem đúng một buổi diễn nhạc rock duy nhất của nhóm The Beach Boys.

  • Joe Rosenman,
    26 tuổi, bạn của John. Anh tốt nghiệp đại học luật danh tiếng Yale
    nhưng thay vì làm luật sư, anh lại mê cuộc sống giang hồ nên đầu quân
    cho một ban nhạc với tư cách guitar và lang bạt khắp nơi từ Long Island
    cho đến Las Vegas. John và Joe gặp nhau vào cuối năm 1967. Cả hai đăng
    một mẩu quảng cáo trên tờ New York Times vào tháng ba năm 1968 với nội
    dung như sau: "Những chàng trai trẻ với nguồn vốn vô tận, sẳn sàng đầu
    tư cho một kế hoạch hấp dẫn, sáng tạo và mang tính khả thi. Ưu tiên cho
    ngành văn nghệ". Họ nhận được hơn 1000 mẩu hồi âm với nhiều nội dung
    đầu tư khác nhau từ kịch nghệ, phim truyền hình cho đến việc sản xuất
    bóng chơi golf và xe đạp leo núi. Cũng may là chưa có dự án nào hấp dẫn
    được họ cả.

  • Artie Kornfeld,
    25 tuổi. Bước vào ngành kinh doanh băng đĩa khá sớm và đến năm 1968,
    anh đã là phó chủ tịch của hãng đĩa Capitol kiêm người đại diện tiếp
    xúc và kí hợp đồng với các ban nhạc. Anh còn là nhạc sĩ sáng tác nhiều
    bài hit cho các ban nhạc đang muốn tìm công danh. Nói chung, hiểu về
    tâm lí của nghệ sĩ, không ai hơn được anh.

  • Michael Lang,
    đầu não của Woodstock, trẻ nhất nhóm nhưng không vì thế mà lép vế nhất.
    Năm 1967, anh đã thành công trong việc tổ chức liên hoan nhạc pop ở
    Miami với lượng người tham dự lên đến 40 000. Năm 1968, anh làm ông bầu
    cho nhóm The Train và giúp nhóm kiếm được hợp đồng thu âm với hãng
    Capitol. Cũng trong dịp này, Michael và Artie đã gặp gỡ và quen biết
    nhau. Cả hai đều muốn thực hiện một liên hoan âm nhạc lớn nhất từ trước
    đến nay với mục đích vừa tạo danh tiếng để đời, vừa thu được tiền để
    lập nên hãng đĩa riêng. Cả Michael lẫn Artie đều chẳng hề biết gi về
    "những chàng trai trẻ với nguồn vốn vô tận" nhưng luật sư của Artie đã
    khuyên anh liên lạc với John và Joe.
Về Đầu Trang Go down
https://a1pdl.forumvi.com
Rainbow
Admin
Rainbow


Nam Tổng số bài gửi : 435
Age : 36
Đến từ : 12A1
Registration date : 20/04/2008

Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969)   Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Icon_minitimeMon May 19, 2008 9:33 pm

b/ Đến buổi festival âm nhạc lịch sử


Ngay
lần gặp đầu tiên, bốn người đã cảm thấy tin tưởng lẫn nhau với dự án
chương trình liên hoan Woodstock. Công ty Woodstock Ventures được thành
lập với số vốn dự định đầu tư là $500 000 và số người tham dự dự tính
sẽ là 100 000 người. Địa điểm đầu tiên được chọn là khu đất công nghiệp
Wallkill và tên chương trình được Michael Lang đưa ra là "Aquarian
Exposition", lấy cảm hứng từ vở nhạc kich "Hair". Tuy nhiên mọi chuyện
không suôn sẻ như kế hoạch. Giới kinh doanh showbiz dè bỉu đây là một
kế hoạch không thể thực hiện của một đám choai choai thừa tiền lắm của
vì việc 100 000 người đến dự một liên hoan âm nhạc đến thời diểm năm
1969 là điều không tưởng. Chính phủ và những tổ chứ cực đoan ủng hộ
chiến tranh thì sợ đây sẽ là một cuộc bạo loạn của giới hippie nên tìm
cách ngăn chặn. Để tránh thua lỗ và tai tiếng, John Robert quyết định
cắt giảm ngân sách xuống còn $100 000 với số lượng người tham dự hạn
chế trong con số 50 000. Cổ phần của công ty Woodstock được chia làm
bốn phần bằng nhau và mỗi người lo một nhiệm vụ riêng.


Đến giờ chót ,ông chủ của khu đất Wallkill rút lại hợp đồng vì gia đình
ông bị hăm doạ nếu cho mướn đất để dân hippie tụ tập nổi loạn thì phải
trả một giá đắt. Thật ra trước đó, Michael Lang cũng không bằng lòng
với đia diểm của khu đất Wallkill vì nó là một bãi đất công nghiệp được
bao bọc chung quanh bởi các nhà máy. Điểu này sẽ giảm đi ý nghĩa của
Woodstock vì ý tưởng chính là hoà mình với thiên nhiên và âm nhạc.
Michael Lang lập tức dùng hết số tiền trong cổ phần của mình để mướn
trang trại của một người bạn anh tên là Max Yargus ở thị trấn Bethel
trong ba ngày để làm chương trình. Đó là nơi diễn ra Woodstock.

Những
lời đe doa nặc danh vẫn tiếp tục được gửi đến và cả bốn thành viên đầu
não của Woodstock đều nhận được điên thoại đe dọa tính mạng. Dân chúng
địa phương đệ đơn lên thị trưởng với yêu cầu "hoặc là dẹp ngay
Woodstock, hoặc là cho chúng tôi bắn hạ bất cứ tên hippie nào đặt chân
vào thị trấn Bethel".Tuy nhiên, mặc cho mọi áp lực, Woodstock vẫn được
tiến hành. 50 000 vé với giá $24 cho ba đêm được bán sạch trong vòng
vài ngày. Đến ngày diễn, số vé in ra vẫn không đủ phục vụ cho nhu cầu
người mua và cuối cùng có đến hơn 250 000 khán giả được xem miễn phí vì
vé in không kịp. Ngày 15/9, từng đoàn hippie đã băt đầu rồng rắn kéo
nhau đến nông trang Max Yargus và đến ngày 16 thì tất cả các nẻo đường
dẫn đến liên hoan Woodstock đều bị tắc nghẽn.


Số ban nhạc được mời đến tham dự là 34 ban với cát sê trung bình là $15
000 mỗi ban (dự tính ban đầu là từ $4000-$5000/ban). Tuy nhiên có hai
ban không đến dự được là Bod Dylan (từ chối vào giờ chót) và Iron
Butterfly (không vào được Woodstock do giao thông tắc nghẽn). Ba mươi
hai ban nhạc còn lại chia nhau biểu diễn trong suốt ba ngày đêm không
ngừng nghỉ. Sau đây là thứ tự trình diễn của các ban nhạc.



  • Ngày 1:
    Richie Havens: 9 bài; Sweetwater: 8 bài; Bert Sommer: 2 bài; Tim
    Hardin: 2 bài; Ravi Shankar: 3 bài; Melanie: 2 bài; Arlo Guthrie: 3
    bài; Joan Baez: 5 bài.

  • Ngày 2: Quill:
    1 bài; Country Joe McDonald: 5 bài; John Sebastian: 5 bài; Santana: 4
    bài; Incredible String Band: 3 bài; Canned Heat: 5 bài; Grateful Death:
    4 bài; CCR: 11 bài; Janis Joplin: 10 bài; Sly & The Family Stone: 8
    bài; The Who: 24 bài (gồm 20 bài trong toàn album Tommy) và Jefferson
    Airplane: 8 bài.

  • Ngày 3:
    Joe Cocker: 5 bài; Country Joe & The Fish: 6 bài; Leslie
    West/Mountain : 11 bài; Ten Years After: 4 bài; The Band: 10 bài;
    Johnny Winter: 1 bài; Blood, Sweat and Tear: 5 bài; Crosby, Stills,
    Nash & Young: 16 bài.

  • Ngày cuối: Paul Butterfield Blues Band: 5 bài; Sha Na Na: 9 bài và Jimi Hendrix: 16 bài.



Vì có đến 32 ban nhạc/nghệ sĩ biểu diễn nên không thể tránh khỏi tình
trạng chất lượng của những ban nhạc không đồng đều. Tuy nhiên,
Woodstock đã làm nên tên tuổi của Santana với Soul Sacrifice rực chất
lửa Latin, Jefferson Airplane huyền hoặc với "White Rabbit" và
"Somebody to Love". The Who với phần trình diễn đầy xúc cảm của "Tommy"
và tiếng đàn guitar điện lúc như ai oán thê lương, lúc cuồng nộ giân dữ
của bài "Star Spangled Banner" do Jimi Hendrix trình bày để phản đối
chiến tranh Việt Nam. Tất cả đã góp phần tạo nên huyền thoại cho tên
tuổi của chính mình và danh tiếng của Woodstock.

c/ Woodstock 1969 - Những con số



  • 2,6 triệu dollar: số tiền chi phí để thcự hiên Woodstock, gấp 26 lần số vốn dự định

  • 1,3 triệu dollar: số tiền thu lại được từ vé bán và thức ăn tại Woodstock

  • 600,000 dollar: số tiền thất thoát của công ty Woodstock Ventures do quản lý sơ suất

  • 500,000: số cú phone đường dài gọi đến đặt vé trước cho Woodstock

  • 500,000: lượng hamburger và xúc xích tiêu thụ mỗi ngày tại Woodstock trong thời gian diễn ra lễ hội

  • 450,000: số người tham gia Woodstock

  • 250,000: số người bị kẹt ở vòng ngoại không thể vào được Woodstock

  • 186,000: số vé được bán ra

  • 100,000: số lều được dựng lên tại khu trại

  • 60,000: số người ban đầu dự tính sẽ tham gia Woodstock

  • 50,000 dollar: số tiền chi ra để mướn địa điểm và đền bù thiệt hại sau khi Woodstock kết thúc

  • 32,000 dollar: thù lao cao nhất của Woodstock được trả cho Jimi Hendrix

  • 15,000 dollar: số tiền trung bình trả cho một nhóm nhạc tham gia Woodstock

  • 5000: số trẻ em không cha được sinh ra từ Woodstock

  • 600: số nhà vệ sinh được bố trí khắp khu vực

  • 496: số cảnh sát được điều đến giữa trật tự tại Woodstock

  • 400: số ca bị ngộ độc ma tuý (được ghi nhận) tại Woodstock

  • 120 giờ: số lượng thời gian để quay phim Woodstock

  • 100: số người bị bắt do gây rối trật tự

  • 90%: tỉ lệ người sử dụng cần sa tại Woodstock

  • 80: số đơn kiện của những hộ dân ở gần khu vực festival đòi chấm dứt Woodstock

  • 50 dặm: khoảng cách thực tế từ Bethel nơi diễn ra lễ hội đến thị trấn Woodstock thật sự

  • 36: số y tá được điều đến để chăm sóc cho hơn 6,000 người bệnh

  • 34: số người bị bắt do buôn bán chất gây nghiện tại Woodstock

  • 32: số ban nhạc tham gia biểu diễn tại Woodstock

  • 24: tuổi trung bình của thành viên trong ban tổ chức

  • 24 dollar: giá vé trọn gói cho ba ngày đêm của liên hoan

  • 20 dollar: số tiền phạt cho người bị phát hiện là tàng trữ cần sa tại Woodstock

  • 18: số bác sĩ có mặt tại Woodstock

  • 17 dặm: bán kính kẹt xe từ các nẻo đường vào đến Woodstock

  • 15 dặm: đoạn đường mà trung bình một tay hippie phải cuốc bộ để vào trung tâm Woodstock do kẹt xe

  • 6 tháng: thời gian để chuẩn bị cho Woodstock

  • 4: là số ca sẩy thai tại Woodstock

  • 3 tiếng 16 phút: thời lượng của bộ phim tài liệu về Woodstock của Mike Wadleigh đoạt giải Oscar cho thể loại phim tài liệu hay nhất năm 1979

  • 3: số người chết tại Woodstock

  • 2: số buổi Woodstock tiếp theo của Woodstock năm 1969 (một vào năm 1994, một vào năm 1999)

  • 0: số thùng rác được bố trí tại khụ vực diễn ra festival


d/ Ảnh tư liệu Woodstock 1969

Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Phattrien3b_poster1
Poster quảng cáo cho Woodstock tại địa điểm đầu tiên là khu Wallkill

Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Phattrien3b_poster2
Poster chính thức của Woodstock sau khi dời về nông trang Max Yargus

Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Phattrien3b_ve
Vé trọn gói ba ngày tại Woodstock

Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Phattrien3b_hippie
Từng đoàn hippie rồng rắn kéo nhau đến Woodstock

Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Phattrien3b_ketxe
Tranh thủ lúc kẹt xe

Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Phattrien3b_canh1 Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Phattrien3b_canh2
Quang cảnh Woodstock





Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Phattrien3b_sankhau
Sân khấu chính
Về Đầu Trang Go down
https://a1pdl.forumvi.com
Sponsored content





Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969)   Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969) Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Phần 3: Hard rock bắt đầu lớn mạnh cùng với những hành động quá khích - Opera rock Woodstock (1968 - 1969)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Power Metal, Gothic Rock, hay Opera Rock, ông hoàng thực sự của Rock!
» Phần 4: Nhạc rock mất mát quá nhiều – Hard rock lên ngôi – Soft rock cạnh tranh - Những album bất tử
» Classic Rock vs. Metal
» Rock Sài Gòn & Rock Hà Nội
» Phần 2: Năm của rock (1967)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A1K42 Phan Đăng Lưu-Nghệ An :: A1 |*Rock n Roll*| :: |*Classic Rock*|-
Chuyển đến